Những Sự Cố Máy Nghiền Côn Thường Gặp và Cách Khắc Phục
Trước khi tìm hiểu sự cố của máy nghiền côn và cách khắc phục tốt nhất, ta phải hiểu dây chuyền nghiền đá xây dựng là một
tổ hợp các thiết bị (kể cả thiết bị hỗ trợ). Các thiết bị này khi vận hành sẽ phối hợp liên tục với nhau, tạo thành một chuỗi đưa
đá nguyên khai có kích thước lớn, về kích thước theo yêu cầu phù hợp với lại các yêu cầu về xây dựng của các khách hàng.
Và không thể tránh khỏi các sự cố của dây chuyền, chẳng hạn như: sự cố của máy nghiền côn, máy nghiền hàm, máy nghiền
cát, sàng rung và các thiết bị liên quan.
Trạm Nghiền Đá VINAMAC
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nghiền côn
Máy nghiền côn có cấu tạo chính là cặp nón côn động (hay còn gọi là côn trong) và nón côn tĩnh (hay còn gọi là côn trong) quay
bởi trục lệch tâm.
Vật liệu nghiền khi được đưa vào buồng nghiền của máy nghiền côn sẽ hoạt động theo nguyên tắc chèn ép và ma sát rất lớn,
khi bề mặt nón di động chuyển động tới gần bề mặt nón cố định. Chuyển động trên được thực hiện nhờ chuyển động lắc hay
quay tròn của cơ cấu lệch tâm. Khi vật liệu được nghiền với cỡ hạt phù hợp sẽ được xả ra ngoài theo cửa xả liệu phía dưới.
Tuy nhiên, nếu vận hành không đúng cách sẽ gặp phải các sự cố của máy nghiền côn trong dây chuyền.
Máy nghiền côn được sử dụng đối với các loại vật liệu nghiền cứng như đá, quặng sắt, quặng đồng, thạch anh, đá Granit. Đối
với vật liệu đá cứng chủ yếu tập trung ở miền Trung và miền Nam – Việt Nam. Sản phẩm sau máy nghiền côn có hình dáng tròn
rất đẹp. Phù hợp cho việc sản xuất đá xây dựng, ngành khai khoáng nói chung và các ngành công nghiệp sản xuất
|